Lên phương án chữa cháy tại chỗ ở các cơ sở
Tất cả các kiến trúc xây dựng, nguyên vật liệu sử dụng trong cơ sở doanh nghiệp, nhà ở, trung tâm thương mại cần phải xem xét và đánh giá từng chi tiết về tính chất có dễ cháy không, chiều cao rộng như thế nào. Hãy nhớ rằng cần phải nghiêm túc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn chung cho mọi người.
Mục đích yêu cầu:
– Thông qua việc lập phương án chữa cháy tại chỗ để xác định rõ những điểm nguy hiểm để xảy ra cháy trong một cơ quan doanh nghiệp, qua đó đặt ra những tình huống cháy bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy, tổ chức huấn luyện báo động thử để khi xảy ra cháy chủ động dập tắt ngay.
– Mỗi mục tiêu phải có một phương án chữa cháy tại chỗ dự kiến được các tình huống cháy sát với thực tế và định kỳ thực tập để thuần phục cách xử lý các tình huống cháy.
Nội dung phương án chữa cháy tại chỗ
a. Mỗi phương án chữa cháy tại chỗ phải có một bản thuyết minh và một sơ đồ cơ quan doanh nghiệp kèm theo.
– Vị trí đặc điểm kiến trúc của công trình, ngôi nhà trong trong cơ quan doanh nghiệp, nguyên vật liệu để xây dựng thuộc loại dễ cháy, khó cháy, hay không cháy, độ cao và khoảng cách giữa các công trình, tính chất hoạt động ủa mục tiêu (là nơi kho giữ, sản xuất hay công sở) tình hình sử dụng điện, xăng dầu, đun nấu việc chấp hành các quy định an toàn.
– Tình hình tổ chức lực lượng PCCC tai mục tiêu, ố lượng, phương tiện dụng cụ, nguồn nước chữa cháy của mục tiêu.
– Xác định được những điểm nguy hiểm dễ xảy ra cháy, vị trí cụ thể, đặc tính nguy hiểm dễ xảy ra cháy và lan cháy, dự kiến bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy biện pháp cứu chữa trong tình huống.
b. Sơ đồ cơ quan doanh nghiệp (có kích thước 90cm x 60cm) thể hiện toàn cảnh mặt bằng của mục tiêu, vị trí các công trình, lối đi lại, ao hồ nguồn nước, dùng màu ký hiệu để phân loại từng công trình và các yêu cầu khác có liên quan đến PCCC, xác định vị trí các điểm để xảy ra cháy, nguồn nước cần sử dụng các phương tiện chữa cháy lực lượng PCCC tại mục tiêu phải nghiên cứu nắm vững những nội dung quy định trong phương án.
Chuẩn bị và lên các phương án chữa cháy tại chỗ ở các cơ sở
1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:
– Thường xuyên nhắc nhở Nhân viên có ý thức tốt trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy PCCC.
– Vận hành máy móc đúng quy trình công nghệ
– Tắt máy, cúp cầu dao khi hết ca làm việc
– Vệ sinh thiết bị, hệ thống điện.
2/ Công tác tổ chức:
Thành lập lực lượng PCCC tại chỗ đầy đủ về số lượng, có tổ chức chặt chẽ, thiết bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho công tác PCCC
B. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG PCCC TẠI CHỖ:
– Tổ chức cho lực lượng PCCC tại chỗ học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo sự hướng dẫn của Cơ quan PCCC chuyên nghiệp.
– Theo thời gian định kỳ, tổ chức kiểm tra trang thiết bị PCCC và thực tập PCCC tại đơn vị.
– Kết hợp lực lượng PCCC tại chỗ với Công ty để diễn tập và học tập huấn luyện công tác PCCC.
– Kết hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp cho phương án PCCC
C. CÔNG TÁC KIỂM TRA HƯỚNG DẪN VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN PCCC:
1/ Công tác kiểm tra:
Việc kiểm tra công tác PCCC được tiến hành nhằm đảm bảo yêu cầu cao nhất trong việc phòng chống cháy nổ như sau:
– Kiểm tra thường xuyên được tiến hành hàng ngày tại các phòng làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện về quy định PCCC
– Kiểm tra định kỳ: được tiến hành 1 tháng đối với:
+ Hệ thống điện
+ Bảo trì các trang thiết bị
+ Kiểm tra đường dây mối nối của hệ thống điện
+ Kiểm tra trang thiết bị PCCC
+ Kiểm tra sắp xếp lại trang thiết bị PCCC
2/ Hướng dẫn an toàn và các quy định về PCCC:
– Làm bảng hướng dẫn và nội quy về PCCC tại Công ty.
– Không hút thuốc, đốt lửa, không sử dụng đun nấu trong khu vực kho, khu vực văn phòng, hành lang để xe máy. Khi hút thuốc lá xong phải dập tắt hẳn bỏ vào gạt tàn thuốc, không vứt vào thùng rác, giỏ rác, không được mang chất dễ cháy, dễ nổ vào Công ty. Nhắc nhở người dân đến liên hệ công tác, làm hồ sơ phải tắt thuốc lá trước khi vào phòng làm việc.
– Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu trì, cầu dao, phích cắm cho hệ thống điện và máy móc của Công ty theo tiêu chuẩn an toàn về điện.
– Không tự ý câu móc, lắp đặt thêm thiết bị điện khi chưa tính toán xem hệ số an toàn chịu tại của hệ thống điện; Nhân viên sử dụng các thiết bị liên
quan đến điện phải kiểm tra ổ cắm, đường dây, tránh để hở, chập mạch trước khi mở nguồn cho các thiết bị hoạt động.
– Khi hết giờ làm việc phải kiểm tra, tắt máy, tắt cầu dao điện trong các khu vực.
– Sắp xếp vật tư trong kho lưu trữ, kho chứa đồ phải lưu ý đến các loại vật tư dễ gây cháy để theo dõi.
– Hồ sơ, tài liệu, các loại vật liệu dễ cháy phải để cách ổ cắm điện trên 1m, để vào hộp hoặc cột lại để thuận tiện cho việc di chuyển khi cần thiết.
Xem thêm: Tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát
Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869