Quy định lối thoát hiểm phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – Lối thoát hiểm, đường thoát nạn hay nói cách khác là lối, đường dùng để thoát người khi có sự cố trong nhà xưởng, tòa nhà hay công trình mà họ đang sử dụng. Mỗi đường vào lối thoát hiểm cần có cửa đặc biệt là cửa thoát hiểm nhà xưởng, chung cư, nhà cao tầng để tránh trường hợp khói do cháy nổ bay vào lối thoát hiểm.
Cửa vào lối thoát hiểm cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Cửa từ phòng tầng một trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh ra ngoài nhà;
- Cửa từ các phòng của bất cứ tầng nào đến cầu thang có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh ra ngoài nhà;
- Cửa từ các phòng đến lối đi qua hoặc hành lang có lối ra ngoài hay vào cầu thang đi ra ngoài;
- Cửa từ các phòng vào phòng bên cạnh ở cùng tầng có bậc chịu lửa không thấp hơn cấp III, không chứa các ngành sản xuất theo tính nguy hiểm hạng A, B, C và có lối ra ngoài trực tiếp hay vào cầu thang có lối đi ra ngoài;
Xem thêm: Hiện tượng báo cháy giả và cách khắc phục
Khoảng cách xa nhất từ chỗ làm việc đến lối thoát gần nhất trong nhà sản xuất
Chú thích:
+ Khoảng cách quy định trong bảng này, có thể áp dụng cho tầng một của nhà nhiều tầng như đối với nhà một tầng;
+ Khoảng cách quy định trong bảng này, cho phép tăng 5% nếu diện tích bình quân một chỗ làm việc của ca làm việc đông nhất trên 75m2;
+ Đối với các phòng có lối thoát vào hành lang cụt, thì khoảng cách gần nhất từ cửa đi của phòng đến lối thoát trực tiếp ra ngoài, vào tiền sảnh hay cầu thang không quá 25m;
+ Khoảng cách quy định trong bảng này, được tính cả chiều dài hành lang giữa nếu hành lang giữa được coi là lối thoát hiểm;
+ Trong nhà sản xuất một tầng, bậc chịu lửa là I và I với sản xuất thuộc hạng C, khi không áp dụng được quy định trong bảng trang kế tiếp thì lối thoát hiểm phải bố trí theo chu vi ngôi nhà và khoảng cách không quá 75m.
Khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung người đến lối thoát hiểm gần nhất trong các công trình dân dụng
Chú thích:
+ Trong công trình có khán giả, khoảng cách quy định trong bảng trên phải tính từ chỗ ngồi xa nhất đến lối thoát gần nhất;
+ Khoảng cách từ cửa đi các gian phụ trong nhà sản xuất đến lối ra ngoài hay cầu thang gần nhất, không được vướt quá khoảng cách quy định từ chỗ làm việc xa nhất đến lối thoát hiểm trong nhà sản xuất một tầng, có bậc chịu lửa tương đương quy định ở bảng trên.
g) Đối với phòng có diện tích đến 300m2 ở tầng hầm hay tầng chân cột cho phép chỉ đặt một lối ra nếu số người thường xuyên trong phòng không quá năm người. Khi số người từ 6 đến 15 cho phép đặt lối ra thứ hai thông qua cửa có kích thước không nhỏ hơn 0,6×0,8m, có cầu thang thẳng đứng hoặc qua cửa đi có kích thước không nhỏ hơn 0,75×1,5m.
h) Phải đặt lan can hoặc tường chắn trên mái những ngôi nhà có các điều kiện:
Tiêu chuẩn, quy định thiết kế thang, cầu thang thoát hiểm nhà cao tầng
Phải đặt lan can dọc tường chắn cho mái bằng (khi mái được sử dụng), ban công, lôgia hành lang ngoài, cầu thang ngoài trời, chiếu nghỉ cầu thang.
i) Đối với các ngôi nhà có chiều cao tính từ mặt đất sàn nền đến mái đua hay đỉnh tường ngoài (tường chắn mái) từ 10m trở lên phải đặt các lối lên mái từ cầu thang (trực tiếp hay qua tầng hầm mái, hoặc thang chữa cháy ngoài trời) .
Đối với nhà ở, nhà công cộng và nhà hành chính – phục vụ có tầng hầm mái phải đặt một lối ra cho mỗi diện tích mái khoảng 1.000m2.
Đối với nhà sản xuất, kho cứ một khoảng 200 mét theo chu vi mái nhà phải đặt một thang chữa cháy. Cho phép không đặt thang chữa cháy ở mặt chính ngôi nhà nếu chiều rộng ngôi nhà không quá 150m và phía trước ngôi nhà có đường cấp nước chữa cháy. Khi xác định số lối ra cần thiết lên mái cho phép tính đến cả các thang bên ngoài khác có lối lên mái.
Ở các tầng hầm mái của ngôi nhà phải đặt các lối lên mái có thang cố định qua cửa đi, lỗ cửa hay cửa sổ có kích thước không nhỏ hơn 0,6×0,8m. Cho phép không đặt lối lên mái các nhà một tầng với mái có diện tích nhỏ hơn 100m2.
j) Trước các lối ra từ cầu thang lên mái hay tầng hầm mái cầu thang phải đặt chiếu nghỉ.
Trong nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính phục vụ có chiều cao đến năm tầng cho phép đặt các lối ra lên tầng hầm mái hay từ cầu thang qua lỗ cửa chống cháy có mức chịu lửa 36 phút kích thước 0,6×0,8m có bậc thang thép gắn cố định.
k) Trên mái nhà, không phụ thuộc vào chiều cao ngôi nhà, ở những nơi có độ chênh lệch cao hơn một mét (kể cả nơi lên mái cửa lấy sáng) phải đặt thang chữa cháy loại hở.
l) Tầng chữa cháy phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ tới, bậc thang thấp nhất cách mặt đất 2m tính từ mặt nền.
Nếu phải lên tới độ cao đến 20m dùng thang thép đặt thẳng đứng có chiều rộng 0,7m, từ độ cao 10m phải có cung tròn bảo hiểm bán kính 0,35m với tâm cách thang 0,45m đặt cách nhau 0,7m, có chiếu nghỉ ở nơi ra mái và quanh chiếu nghỉ có lan can cao ít nhất 0,6m.
Nếu phải lên cao độ cao trên 20m dùng thang thép đặt nghiêng với độ dốc không quá 800 chiều rộng 0,7m, có chiếu nghỉ đặt cách nhau không quá 8m và có tay vịn.
m) Trường hợp sử dụng thang chữa cháy bên ngoài để làm lối thoát hiểm thứ hai, thang phải rộng 0,7m có độ dốc không quá 600 và có tay vịn.
n) Trong nhà sản xuất và các nhà của công trình công cộng (kể cả nhà phụ trợ của công trình công nghiệp) chiều rộng tổng cộng của cửa thoát hiểm của vế thang hay lối đi trên đường thoát hiểm phải tính theo số người ở tầng đông nhất (không kể tầng một) theo quy định chiều rộng nhỏ nhất như sau:
+ Đối với nhà một tầng đến hai tầng: tính 0,8m cho 100 người;
+ Đối với nhà từ ba tầng trở lên: tính 1m cho 100 người;
+ Đối với phòng khán giả (rạp hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, hội trường …): tính 0,55m cho 100 người.
Chú ý: Trong phòng khán giả, bậc chịu lửa III, IV, V chiều rộng tổng cộng của cửa đi, vế thang hay lối đi trên đường thoát hiểm phải tính 0,8m cho 100 người.
o) Khi cửa đi của các phòng mở ra hành lang chung, chiều rộng tính toán của lối thoát hiểm được lấy như sau:
Khi mở một phía hành lang: lấy bằng chiều rộng tính toán của lối thoát hiẻm được lấy như sau:
Khi mở một phía hành lang: lấy bằng chiều rộng hành lang trừ đi chiều rộng nhánh cửa;
Khi cửa mở ở hai phía hành lang: lấy bằng chiều rộng hành lang trừ đi chiều rộng cánh cửa.
p) Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát hiểm được quy định như sau:
Chú thích:
+ Chiều rộng lối đi đến chỗ làm việc biệt lập được phép giảm đến 0,7m. Chiều rộng vế thang chiếu nghỉ vào tầng hầm, tầng hầm mái và cầu thang thoát hiểm cho không quá 60 người được phép giảm đến 0,9m;
+ Chiều rộng hành lang trong nhà ở được phép giảm đến 1,2m khi chiều dài đoạn hành lang thẳng không quá 40m; Trong khách sạn, trường học chiều rộng hành lang giữa ít nhất 1,6m;
+ Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang không được nhỏ hơn chiều rộng vế thang. Chiều rộng chiếu nghỉ trước lối vào thang máy có cửa mở đẩy ngang không được nhỏ hơn 1,6m. Chiều rộng chiếu nghỉ cầu thang trong các công trình phòng và chữa bệnh, nhà hộ sinh không được nhỏ hơn 1,9m.
Giữa các vế thang phải có khe hở hẹp nhất 50mm.
q) Chiều cao thông thủy của cửa đi ở các lối thoát hiểm không nhỏ hơn 2m. Chiều cao của cửa và lối đi dẫn đến các phòng không thường xuyên có người cũng như đến các tầng ngầm, tầng chân tường và tầng kỹ thuật cho phép giảm đến 1,9m. Chiều cao các cửa đi dẫn ra tầng sát mái hay mái (khi không có tầng sát mái) cho phép giảm đến 1,5m.
r) Các hành lang chung không cho phép đặt các tủ tường ngoại trừ các tủ kỹ thuật và hộp đặt họng cứu hỏa.
Không cho phép đặt cầu thang xoáy ốc, bậc thang rẻ quạt; cửa xếp, cửa đẩy, cửa nâng, cửa quay trên lối thoát hiểm.
s) Trong cầu thang dùng để thoát hiểm không được bố trí các phòng với bất kỳ chức năng nào. Không được bố trí bất kỳ bộ phận nào nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao đến 2,2m cách mặt bậc cầu thang và chiếu nghỉ.
t) Ở các ngôi nhà có bậc chịu lửa I và II cho phép đạt cầu thang bên trong kiểu hở (không có tường ngăn thành cầu thang) từ tiền sảnh đến tầng 2 nếu tiền sảnh được ngăn cách với hành lang kề các phòng bên cạnh bằng vách ngăn chống cháy có giới hạn chịu lửa 45 phút.
u) Các cầu thang ngoài kiểu hở định dùng làm lối thoát hiểm dự phòng phải được làm từ vật liệu không cháy và thông với các phòng qua chiếu nghỉ hoặc ban công ở cùng độ cao của lối thoát hiểm, Cầu thang trên phải có độ dốc không lớn hơn 450 và chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m. Các cửa đi, lối cửa ra cầu thang loại này không được có khóa hay các chốt chèn từ phía ngoài.
v) Không cho phép đặt các lỗ cửa (trừ lỗ cửa đi) ở các tường trong của cầu thang. Ở các lỗ lấy ánh sáng cho cầu thang được lắp tấm khối thủy tinh, phải đặt khung mở được có diện tích không nhỏ hơn 1,2m2 ở mỗi tầng.
x) Cửa đi trên đường thoát hiểm phải mở ra phía ngoài nhà.
Cửa đi ra ban công, ra sân, ra chiếu nghỉ của cầu thang ngoài trời dùng để thoát hiểm, cửa ra khỏi các phòng thường xuyên không quá 15 người, cửa đi ra khỏi các kho có diện tích không lớn hơn 200m2, cửa đi của trạm y tế, nhà vệ sinh cho phép thiết kế mở vào phía trong.
y) Trong nhà ở từ 10 tầng trở lên phải thiết kế cầu thang với biện pháp bảo đảm không tụ khói khi có cháy. Tại tầng một cầu thang phải có lối trực tiếp ra ngoài trời.
z) Trong các nhà cao tầng ừ 10 tầng trở lên hành lang phải được ngăn ra từng đoạn không dài hơn 60m bằng vách ngăn chống cháy giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 15 phút.
Các hành lang, phòng đệm, sảnh phải được đặt hệ thống thông gió và van mở tự động hoạt động khi có cháy để thoát khói.
Các yêu cầu đảm bảo người bị nạn thoát ra ngoài an toàn
a) Nguyên tắc đảm bảo người bị nạn thoát ra ngoài an toàn
+ Quy định thời gian thoát người cho phép. Nguyên tắc này áp dụng cho các công trình công cộng có sức chứa lớn (câu lạc bộ, nhà hát, chợ… ). Thời gian thoát người có thể xác định theo tính toán;
+ Quy định kích thước của lối thoát và đường thoát. Nguyên tắc này áp dụng cho nhà ở và nhà sản xuất xây dựng với quy mô lớn. Theo nguyên tắc náy kích thước chiều rộng của các lối thoát và chiều dài của đường thoát được xác định theo tiêu chụẩn quy định, phụ thuộc vào chứa năng ngôi nhà, quy mô diện tích và chiều cao (số tầng), bậc chịu lửa và còn theo tính chất nguy hiểm của hạng sản xuất.
b) Kích thước chiều rộng của lối thoát, cửa thoát, hành lang, vế thang thoát hiểm:
Kích thước chiều rộng của lối thoát, cửa thoát, hành lang, vế thoát được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế. Chiều rộng của các lối thoát ra ngoài hay của vế thang hoặc của lối đi trên đường thoát người trong sản xuất, nhà phụ trợ, nhà ở, nhà công cộng phải xác định theo số người ở tầng đông nhất (không kể tầng một) và được quy định:
Đối với nhà 1 – 2 tầng thì tính 1m cho 125 người;
Đối với nhà 3 tầng trở lên thì tính 1m cho 100 người;
Đối với các phòng khán giả (rạp hát, chiếu bóng, hội trường …) tính cho 0,55m cho 100 người.
c) Chiều dài đường thoát:
Chiều dài đường thoát phụ thuộc vào khoảng cách từ chỗ làm việc xa nhất đến lối thoát hay cầu thang gần nhất, phụ thuộc vào tính cháy nguy hiểm của hạng sản xuất và bậc chịu lửa của chúng.
+ Nhà phụ trợ công trình công nghiệp: khoảng cách từ cửa đi của phòng xa nhất (trừ phòng vệ sinh, buồng tắm) đến lối thoát gần nhất tùy thuộc vào bậc chịu lửa của chúng;
+ Nhà công cộng: khoảng cách từ cửa đi của bất cứ phòng nào (trừ nhà tắm, vệ sinh, kho) đến lối thoát gần nhất tùy thuộc vào bậc chịu lửa của chúng;
+ Nhà ở: Khoảng cách xa nhất từ cửa đi, cửa phòng ở tập thể hay từ lối vào căn hộ đến lối thoát gần nhất hay cầu thang gần nhất tùy thuộc vào bậc chịu lửa của chúng;
+ Trong ngôi nhà ít nhất có hai lối thoát ra khỏi nhà.
d) Quy định về số lượng và kích thước lối thoát, đường thoát trong giải pháp cấu tạo kiến trúc:
Cửa đi trên đường thoát người phải mở ra phía ngoài, không bố trí cửa đẩy, cửa treo, cửa quay;
Không cho phép làm cầu thang xoắn ốc, bậc thang hình rẻ quạt, độ dốc lớn, cầu thang không có tay vịn;
Trên các lối đi, hành lang, phòng giải lao nền sàn không có độ dốc lớn, tường không có các phần nhô ra như trụ bổ tường, đặt thiết bị đồ đạc (tượng, gương, vòi nước chữa cháy);
Phải có sơ đồ, dấu hiệu chỉ dẫn đường thoát người, trên đường thoát phải có hệ thống chiếu sáng an toàn;
Khi xác định tính bắt cháy và tính chịu lửa của các kết cấu trên lối thoát và đường thoát phải căn cừa vào thời gian thoát người và thời gian để chữa cháy có kết quả.
XEM THÊM: Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát
Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869