Quy định phòng cháy chữa cháy tại trường học – Nâng cao trách nhiệm bảo vệ chính mình và mọi người trong công tác phòng cháy chữa cháy ở trường học cần phải cải cách cũng như tập trung quy định phòng cháy chữa cháy tại trường học. Trên toàn quốc, từ địa phương đến thành phố có rất nhiều trường học có cơ sở hạ tầng rộng lớn và có nhiều thầy cô học sinh đàn học giảng dạy tại đây, những nguy cơ tiềm ẩn gây ra sự cố cháy nổ rất cao và lây lan rất nhanh nhờ các dụng cụ như sách vở, bàn ghế…
Chú trọng hơn các trường học tại thành phố có đường xá nhỏ hẹp việc di chuyển xe cứu hỏa vào bên trong để cứu hộ rất khó khăn, bể nước thì k đủ nước để đảm bảo dập tắc khi xảy ra hỏa hoạn. Như vậy cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này, sau đây là quy định PCCC tại trường học cần nắm rõ:
Giải pháp thiết kế công trình trường học:
– Giao thông bên ngoài, kích thước cổng và giao thông bên trong dự án, công trình: phải đảm bảo có chiều rộng không nhỏ hơn 3,5m; chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,25m.
– Thiết kế đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng có thể tiếp cận đến từng gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà cho phép từ 5 m đến 8 m đối với các nhà cao đến 10 tầng. Trong các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.
– Dọc theo các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, cho phép bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu 6 m và chiều dài tối thiểu 12 m dùng đậu xe chữa cháy có kể tới tải trọng cho phép của chúng trên lớp áo và đất nền.
– Mặt đường giao thông, phần diện tích đường giao thông đi qua trần tầng hầm, bể nước ngầm….phải tính toán đảm bảo khả năng chịu được tải trọng của xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng khi cần triển khai hoạt động.
– Đối với ngôi nhà có diện tích xây dựng lớn hơn 10.000m2 hoặc rộng trên 100m phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.
– Ngoài ra với một số yêu cầu đối với đường cụt, thiết kế bãi quay xe phải tuân thủ theo quy định tại mục 5.2; 5.3; 5.4 và 5.6 QCVN 06:2010/BXD.
1. Lối ra mái: Theo quy định tại mục 5.7; 5.8 QCVN 06:2010/BXD:
Đối với các nhà có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà.
Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của ngôi nhà, nhưng không được ít hơn một lối ra:
– Cho mỗi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100 m chiều dài của nhà có tầng áp mái;
– Cho mỗi diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 m2 mái của nhà không có tầng áp mái.
2. Bậc chịu lửa:
Xác định bậc chịu lửa của nhà và công trình (theo quy định tại bảng 4, phụ lục F và phụ lục H QCVN 06:2010/BXD).
3. Khoảng cách PCCC:
– Khoảng cách PCCC giữa các công trình trong cùng một dự án hoặc một khu đất được xác định theo mục E1, phụ lục E QCVN 06:2010/BXD.
– Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng từ 0m đến <1m, phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I và II; và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 60) đối với nhà có bậc chịu lửa III và IV;
+ Bề mặt ngoài của tường ngoài không được sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm Ch1 và LT1.
– Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng >1m thì cho phép bố trí, cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lửa thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường. Diện tích cho phép lớn nhất của phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài được quy định phụ thuộc vào khoảng cách của tường ngoài đó đến đường ranh giới khu đất của nhà, và được cho trong Bảng E 3 phụ lục E QCVN 06:2010/BXD.
4. Bố trí công năng trong công trình:
– Số tầng lớn nhất của công trình xác định theo bảng H3 QCVN 06:2010/BXD.
+ Trường mầm non: không quá 3 tầng. Tầng 3 chỉ được bố trí các cháu lớp lớn, các gian phòng dành cho học nhạc và thể dục; không gian chơi cho các cháu.
+ Trường tiểu học, trung học: không quá 4 tầng.
– Tầng cao nhất cho phép bố trí phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp: xác định theo bảng H5 QCVN 06:2010/BXD.
– Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời, cũng như trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm. Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F1.1, F1.2 và F1.3 trong các tầng hầm và tầng nửa hầm (theo quy định tại mục 3.1.6 QCVN 06:2010/BXD).
– Ga ra tô tô được phép bố trí trong các nhà chức năng khác có bậc chịu lửa I, II có các cấu kiện được làm từ các vật liệu không cháy và khó cháy trừ các ngôi nhà nhóm F1.1, F4.1 và các nhà sản xuất nhóm F5 hạng A và B (phụ lục B). Dưới các nhà thuộc nhóm F.1.1, F4.1 không được phép bố trí ga ra ô tô (theo quy định tại mục 3.4. QCVN 08:2009/BXD).
– Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy, trừ các trường hợp nói riêng (theo quy định tại mục 4.8. QCVN 06:2010/BXD).
5. Lối ra thoát nạn:
5.1. Kiểu lối ra thoát nạn:
Theo quy định tại điều 3.2.1 QCVN 06:2010/BXD:
3.2.1. Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:
* Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:
– Ra ngoài trực tiếp;
– Qua hành lang;
– Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
– Qua buồng thang bộ;
– Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
– Qua hành lang và buồng thang bộ;
* Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
– Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
– Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
– Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
* Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F 5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu ở a) và b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
5.2. Lối ra thoát nạn từ tầng hầm hoặc tầng nửa hầm:
* Theo quy định tại mục 3.2.2. QCVN 06:2010/BXD:
Các lối ra từ tầng hầm và tầng nửa hầm là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà.
Cho phép bố trí:
– Các lối ra thoát nạn từ tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1;
– Các lối ra thoát nạn từ tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C, D, E, đi vào các gian phòng hạng C 4, D và E và vào sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F 5 khi bảo đảm các yêu cầu của 4.24;
– Các lối ra thoát nạn từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F 2, F 3 và F 4 đi vào sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2;
– Khoang đệm, kể cả khoang đệm kép trên lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.
5.3. Số lối ra thoát nạn:
* Số lối ra thoát nạn của gian phòng:
Theo quy định tại mục 3.2.5. QCVN 06:2010/BXD:
Các gian phòng sau phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
– Các gian phòng nhóm F 1.1 có mặt đồng thời hơn 10 người;
– Các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu của 3.2.13 d);
– Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người;
* Số lối ra thoát nạn của các tầng:
– Theo quy định tại mục 3.2.6 QCVN 06:2010/BXD: Các tầng nhà thuộc các nhóm nhà F 1.1; F 1.2; F 2.1; F 2.2; F 3; F 4 phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn.
– Theo quy định tại mục 3.2.7 QCVN 06:2010/BXD:
Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.
Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó.
5.4. Bố trí lối ra thoát nạn:
* Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán (trừ các lối ra từ hành lang vào các buồng thang bộ không nhiễm khói) (theo quy định tại mục 3.2.8 QCVN 06:2010/BXD).
* Khoảng cách thoát nạn:
– Đối với tầng hầm bố trí ga ra ô tô theo quy định tại bảng 3, mục 4.14 QCVN 08:2009/BXD.
– Đối với các tầng nổi theo quy định tại bảng G2a QCVN 06:2010/BXD “Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng tới lối ra thoát nạn gần nhất”:
+ Trường mầm non: Không quá 20m khi cửa gian phòng bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc ở giữa các lối ra bên ngoài; không quá 10m khi cửa gian phòng mở vào hành lang cụt hoặc mở vào sảnh chung;
+ Trường học khác: Không quá 50m khi cửa gian phòng bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc ở giữa các lối ra bên ngoài; không quá 25m khi cửa gian phòng mở vào hành lang cụt hoặc mở vào sảnh chung.
5.5. Kích thước lối ra thoát nạn:
* Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD:
Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:
+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F 1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người;
+ 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Chiều rộng của các cửa đi bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.
Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
* Tính toán Tổng chiều rộng vế thang, cửa đi theo quy định mục 3.2.4, 3.2.8, 3.4.1 và mục mục G2. Phụ lục G QCVN 06:2010/BXD.
6. Đường thoát nạn: Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài.
Theo quy định tại mục 3.3.6 QCVN 06:2010/BXD:
Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:
+ 1,2 m – đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng nhóm F 1, hơn 50 người – từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác;
+ 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ;
+ 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ rộng, có tính đến dạng hình học của chúng, để không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
7. Cầu thang bộ và buồng thang bộ:
Theo quy định tại mục 3.4.1 QCVN 06:2010/BXD
3.4.1. Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:
a) 1,35 m – đối với nhà nhóm F 1.1;
b) 1,2 m – đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;
c) 0,7 m – đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ;
d) 0,9 m – đối với tất cả các trường hợp còn lại.
3.4.2. Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1 : 1 (45o); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm.
8. Giải pháp ngăn chặn cháy lan:
– Diện tích khoang cháy đối với nhà và công trình theo quy định tại bảng H3 QCVN 06:2010/BXD.
– Diện tích khoang cháy đối với ga ra ô tô (theo quy định tại mục 4.33 & 4.39 QCVN 08:2009/BXD).
Theo quy định tại mục 5.2 TCVN 6160:1996:
Giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận khác có tính ngăn cháy được quy định như sau:
+ Cửa đi, cửa sổ và cổng ở tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
+ Vách ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút;
+ Cửa đi, cửa sổ ở vách ngăn cháy; cửa ngăn cháy vào các tầng hầm, mái; cửa lên mái phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 40 phút;
+ Sàn ngăn cháy (sàn giữa các tầng, sàn tầng hầm mái, sàn tầng hầm, sàn tầng lửng) phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
Theo quy định tại mục 4.5. QCVN 06:2010/BXD:
Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các bộ phận ngăn cháy. Khi đó yêu cầu đối với các kết cấu ngăn cách và bộ phận ngăn cháy này được xem xét có kể đến tính nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng, giá trị tải trọng cháy, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.
– Trong tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy theo quy định tại mục 4.28 QCVN 06:2010.
– Trong các ga ra ngầm có hai tầng hầm trở lên, các lối ra từ các tầng vào buồng thang bộ và các lối ra từ các lồng thang máy phải bố trí qua các khoang đệm được thổi khí khi cháy ở từng tầng theo quy định tại mục 4.36 QCVN 06:2010/BXD.
– Cửa các buồng thang bộ, cửa các phòng kỹ thuật, các phòng dưới tầng hầm phải là cửa chống cháy, có cơ cấu tự động đóng, có giới hạn chịu lửa ≥45 phút, có cơ cấu tự động đóng.
9. Hệ thống báo cháy tự động.
– Trường học từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo từ 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1.000m3 trở lên phải thiết kế hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại mục 6.1.3. TCVN 3890:2009.
– Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại TCVN 3890:2009.
10. Hệ thống cấp nước chữa cháy:
10.1. Hệ thống cấp nước chữa cháy trong và ngoài nhà:
– Trường học cao từ 3 tầng trở lên phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà theo quy định tại mục 8.1 TCVN 3890:2009.
– Trường học phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại mục 8.2 TCVN 3890:2009.
– Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà theo quy định của 2622:1995; TCVN 4513:1988.
10.2. Họng nhận nước từ xe chữa cháy: hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà phải có họng nhận nước từ xe chữa cháy.
10.3. Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động:
– Theo phụ lục C TCVN 3890:2009, các khu vực phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động:
+ Tầng hầm để phương tiện giao thông.
+ Tầng lửng, tầng trên mặt đất bố trí từ 3 xe ô tô trở lên.
+ Thư viện với trữ lượng từ 500.000 đơn vị sách, tài liệu trở lên.
– Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988; TCVN 7336:2003.
11. Giải pháp thông gió, chống tụ khói:
– Phải trang bị theo phụ lục D QCVN 06:2010/BXD; TCVN 5687:2010; QCVN 08:2010/BXD.
> Xem thêm: Tư vấn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát
Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869