Dự toán hệ thống phòng cháy chữa cháy
Để làm dự toán phần PCCC cần hiểu về nó: những vật tư, thiết bị cần thiết trong hệ thống, các công việc cần làm, quy trình thi công, yêu cầu kỹ thuật…
Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần trong hệ thống:
– Hệ thống báo cháy: Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa, Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn), trung tâm báo cháy, đèn báo động, chuông báo cháy, đèn exit, sự cố…
– Hệ thống chữa cháy: Bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy tự động, chữa cháy bọt Foam, chữa cháy tự động CO2, hệ thống chữa cháy tự động Stat-X..
Yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXD)
1. TCXDVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
2. TCXD 215:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phát hiện cháy và báo động cháy
3. TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thiết bị chữa cháy
4. TCXD 217:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
Tiêu chuẩn ngành (TCN)
1. TCN 58:1997 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại, yêu cầu an toàn trong khai thác
Quy chuẩn Việt Nam
1. QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
2. QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng
3. QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Số liệu – Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
Quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy
Thi công hệ thống báo cháy
– Dựa vào quy mô của nhà ở hoặc nhà xưởng mà chọn thi công hệ thống báo cháy phù hợp.
– Công trình có quy mô nhỏ nên lựa chọn thi công hệ thống báo cháy thông thường. Ưu điểm của loại báo cháy này có thiết kế đơn giản hơn và giá thành lại thấp. Toàn bộ hệ thống báo cháy nối với nhau sau đó nối với hệ thống báo cháy trung tâm. Nên nó có nhược điểm là không thể phát hiện ra được vị trí chính xác xảy ra hỏa hoạn, nên sẽ làm giảm thiểu hiệu quả của công tác dập tắt đám cháy.
– Ngược lại, những công trình nhà xưởng lớn nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ. Khi có đám cháy, từ vị trí bị cháy, tín hiệu được gửi trực tiếp lên hệ thống trung tâm. Do đó chúng ta sẽ biết được chính xác vị trí xảy ra hỏa hoạn nên có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề
– Hệ thống pccc cháy thủ công: thiết kế hệ thống bơm nước và những vòi nước lớn bên trong và ngoài nhà xưởng. Khi hỏa hoạn xảy ra sẽ dùng vòi nước để dập tắt đám cháy.
Hệ thống pccc tự động: sử dụng kết hợp với hệ thống báo cháy địa chỉ. Khi có báo cháy thì hệ thống trung tâm sẽ xác định vị trí và điều khiển những van nhỏ phun nước để tắt lửa.
Hệ thống pccc bằng bọt: thường được sử dụng ở những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ như cây xăng. Khi kích hoạt hệ thống bọt sẽ phun ra và bảo phủ bề mặt xăng dầu và phân tách nó với không khí để đám cháy không thể tiếp tục lan rộng.
Sau khi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm duyệt, bóc tách khối lượng thiết bị vật tư và phương án thi công
– Bảng tổng dự toán bao gồm:
+ Khối lượng thiết bị, vật tư
• Hệ thống báo cháy tự động (Trung tâm báo cháy, chuông đèn, nút ấn, đầu báo cháy, dây tín hiệu ….)
• Hệ thống chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy vách tường, chữa cháy Spinkler, màng ngăn cháy (Hệ thống phòng bơm, mạng đường ống, các hộp họng, đầu phun, van, cuộn vòi …)
• Hệ thống xả khí (công trình đặc thù như: Phòng thiết bị truyền thông, phòng điều khiển server, phòng thiết bị y tế giá trị cao …)
• Hệ thống thang thoát hiểm, cửa chống cháy
• Hệ thống đèn sự cố, đèn chỉ dẫn thoát hiểm
+ Chi phí nhân công theo các đầu mục công việc, thiết bị
+ Chi phí thiết kế bản vẽ PCCC
+ Chi phí thẩm duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.
PCCC Hải Phát công ty chuyên thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chung cư cao tầng, nhà xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học…
Các chuyên viên kỹ sư sẽ trực tiếp tư vấn các thắc mắc khách hàng quan tâm khi gọi đến hotline 0904006868 – 0932319869