Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy trong khách sạn
Theo quy định phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh như Khách sạn, nhà hàng đều phải chấp hành việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn mà theo định kỳ phải thực hiện kiểm tra, bảo trì toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn khi được đưa vào sử dụng cho việc kinh doanh của chủ đầu tư.
Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 có quy định rất rõ ràng một năm cần bảo trì hệ thống PCCC 1 năm là 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ & năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự cố cháy nổ trong khách sạn, nhà nghỉ:
– không đảm yêu cầu về PCCC, không có lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy, hoặc lối thoát nạn quá nhỏ không đủ dùng trong trường hợp có cháy nổ phải sơ tán khẩn cấp. Bởi đơn giản một điều là chủ đầu tư đang cố gắng tận dụng hết không gian để làm rộng ngôi nhà của mình.
– Hệ thống PCCC, các thiết bị trong hệ thống báo cháy, đường cho xe chữa cháy tiếp cận đám cháy còn nhiều bất cập.
– Một số khu du lịch sinh thái được xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy: tre, gỗ, lá… Nguồn nhiên chính cho các nhà hàng dùng để đun nấu là khí gas, đây là thứ nhiên liệu khi xảy ra sự cố sẽ để lại hậu quả rất lớn.
– Hệ thống đèn điện chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn lối thoát hiểm không có, hoặc có ít, hoặc ít được quan tâm bảo dưỡng nên khi xảy ra sự cố đều không hiệu quả.
– Khách sạn, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng có quy mô lớn, có giá trị lớn nhưng ở cách xa đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp, đến khi xảy ra sự cố thì việc tiếp cận được hiện trường cũng không mang lại hiệu quả.
Yêu cầu phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn PCCC Việt Nam:
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM- TCVN 5065:1990 – KHÁCH SẠN – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các khách sạn.
Khách sạn là cơ sở kinh doanh phục vụ khách nước ngoài và trong nước lưu trú trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn uống, nghỉ ngơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.
Tiêu chuẩn này thay thế 20 TCVN 54: 1972 “Khách sạn quốc tế – tiêu chuẩn thiết kế”. Giới hạn của tiêu chuẩn:
1. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cơ sở ăn nghỉ du lịch khác như: Biệt thự du lịch, camping bungalow, làng du lịch…
2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các khách sạn nội địa, nhà nghỉ phục vụ cán bộ, công nhân viên, xã viên…
3. Khi thiết kế khách sạn có yêu cầu đặc biệt, theo luận chứng kinh tế kĩ thuật riêng.
6. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
6.1. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của khách sạn áp dựng theo TCVN 2622:1978 “Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”.
6.2. Phải có thiết bị báo cháy tự động đặt trong các khách sạn.
6.3. Các đường xe ra vào phục vụ cho khách sạn có bề ngang trên 18m, phải có đường hoặc lối vào cho xe chữa cháy tiếp cận được với mọi vị trí quanh ngôi nhà.
Chú thích:
1) Khi ngôi nhà có sân trong khép kín, cần bố trí lối đi thuận tiện để kéo vòi chữa cháy từ phía ngoài nhà vào phía trong sân dễ dàng.
2) Đường cho xe chữa cháy xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang phải có chiều rộng thông thuỷ ít nhất là 3,5m và chiều cao thông thuỷ ít nhất là 4,5m.
6.4. Các cửa đi, lối đi, hành lang và cầu thang trong ngôi nhà phải kết hợp làm lối đi và đường thoát khi có cháy xẩy ra. Không thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ quạt trên đường thoát nạn.
Chú thích: Chiều rộng tổng cộng cửa thoát nạn ra ngoài, cửa về thang hay là đường thoát nạn phải tính theo số người ở tầng đông nhất không kể tầng một và được quy định như sau:
– Nhà 1 – 2 tầng: tính 0,8m cho 100 người
– Nhà 3 tầng trở lên: tính 1m cho 100 người.
– Phòng khán giả tính 0,55m cho 100 người.
6.5. Trong mỗi ngôi nhà, ít nhất phải có 2 lối thoát nạn ra khỏi nhà, các lối đi phải bố trí hợp lí để phân tán người nhanh nhất.
6.6. Trong khách sạn, khoảng cách xa nhất từ các phòng có người ở đến lối đi gần nhất quy định như sau:
– 40m từ những gian phòng ở giữa hai buồng thang hay 2 lối thoát nạn
– 25m từ những phòng có lối ra hành lang cụt hay lối thoát duy nhất.
6.7. Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà, không cho phép theo chiều ngang hay chiều thẳng đứng trên đường thoát nạn.
6.8. Các ngôi nhà cao trên 10m tính từ mép vỉa hè đến mép dưới máng nước bố trí thang chữa cháy bằng sắt ở bên ngoài nhà. Khi mái nhà có độ cao thì phải có thang chữa cháy nối các phần mái đó, số lượng, chiều rộng của thang theo quy định của TCVN 2622: 1978.
6.9. Không bố trí các nồi hơi, trạm điện, các kho chứa chất cháy, chất ngủ hay dưới các phòng thường xuyên có tới 50 người. Các phòng bố trí riêng biệt, có lối ra ngoài trực tiếp và tuân theo các quy định an toàn phòng cháy, phòng nổ.
6.10. Trong khách sạn cao từ 10 tầng trở lên, phải thiết kế buồng thang và đảm bảo không
tụ khói khi cháy. Để thoát khói từ hành lang giữa hai sảnh phải có hệ thống thông gió và van mở ở tường của từng hệ thống và van này phải mở tự động khi có cháy.
6.11. Khách sạn cao trên 10 tầng, không cho phép đặt cầu thang liên hệ trực tiếp giữa các tầng có khách ở với tầng chân tường, tầng hầm.
6.12. Trong khách sạn, ngoài hệ thống cấp nước chữa cháy cần trang bị các bình chữa cháy cầm thay bằng hoá chất (như bình CO2, bình bọt…) bố trí ở các tầng nhà và các khu vực cần thiết khác, vị trí và cách đặt bình phải đảm bảo các yêu cầu thẩm mĩ và thuận tiện khi sử dụng.
Xem thêm: Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát
Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869